Những Nguyên Nhân Máy Lạnh “Thu Hút” Rắn Và Động Vật Chui Vào, Cách Khắc Phục Và Xử Lý An Toàn Cho Gia Đình Của Bạn

Ngày đăng: 17/05/2022
NHỮNG NGUYÊN NHÂN MÁY LẠNH “THU HÚT” RẮN VÀ ĐỘNG VẬT CHUI VÀO, CÁCH KHẮC PHỤC VÀ XỬ LÝ AN TOÀN CHO GIA ĐÌNH CỦA BẠN.
Thời tiết ngày nay, luôn biến đổi bất thường và bên cạnh đó tình trạng ô nhiễm càng ngày càng cao, nên ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của con người. Việc sử dụng điều hòa sẽ giúp tạo nên không gian mát mẻ và thoải mái ngay trong căn phòng. Bên cạnh nhiều lợi ích của việc sử dụng máy lạnh, còn có một số rủi ro có thể xảy ra khi sử dụng thiết bị này. Điển hình trong những mối nguy hiểm đó chính là việc máy lạnh rất thu hút các loài động vật như: rắn, chuột, gián,… bò vào làm tổ. Liên tiếp trong mấy tháng qua, người dân đã phát hiện rắn bò vào máy lạnh và ở trong đó. Khả năng rắn bò vào điều hòa là có nhưng rất hiếm, tuy nhiên, để phòng ngừa những mối nguy hiểm khi rắn bò vào điều hòa, đe dọa đến sự an toàn của cả gia đình, hãy cùng EAMGROUP tìm hiểu những nguyên nhân và giải pháp nếu gặp trường hợp rắn và các loài động vật nguy hiểm bò vào điều hòa trú ẩn.
NGUYÊN NHÂN
- Xuất phát từ nguyên nhân do mùa hè nóng bức, chúng ta thường sử dụng điều hòa để làm mát và hệ thống đường ống thoát nước điều hòa, là một nơi rắn vô cùng ưa thích. Rắn có thể chui theo đường ống thải và chui vào trong mặt lạnh của điều hòa; lúc này rắn có thể chui vào phòng thông qua cửa gió của máy điều hòa, đó cũng chính là lý do rắn có thể leo lên tầng 2 hay thậm chí tầng 10. - Một lý do nữa khiến rắn rất thích chui vào hệ thống điều hòa, là do đây cũng là một trong những nơi mà chuột rất thích làm tổ. Như vậy, bên cạnh việc tìm kiếm nguồn nước, thì điều hòa là nơi lý tưởng để rắn có thể tìm kiếm thức ăn. Ngoài ra, nhà vệ sinh, bể nước, khu vực xả nước thải… cũng là nơi có nguồn nước mà rắn có thể chui vào do thói quen uống nước mát của rắn; hoặc có thể rắn tìm đến để chống lại cái nắng nóng gay gắt.
eamgroup
CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA

- Khi đặt cục nóng máy lạnh, người dân không nên đặt quá gần mái tôn, cây xanh. - Khi khoan tường đưa dây đồng, ống thoát nước vào dàn điều hòa cần kiểm tra lại khe hở tại vị trí đó. Nếu khoảng trống quá lớn thì cần bịt kín, nếu khoảng trống quá lớn thì cần bịt kín, tốt nhất là dùng keo silicon bịt kín các khoảng trống trên tường sau khi hoàn thành việc lắp đặt. - Với những gia đình có cây cối rậm rạp, không nên lắp đặt ống thoát nước thải điều hòa sát mặt đất (nếu thấp thì nên bọc lưới kẽm ở đầu ống). Một cách đơn giản khác để đề phòng rắn xung quanh nhà, những người có chuyên môn khuyên rằng: Có thể sử dụng bột sulfur hay Enta snake powder, bột hùng hoàng (tên khoa học là: Arsenic sulfide)..., rắc quanh nhà để đuổi rắn đi; đồng thời diệt chuột thường xuyên để triệt tiêu nguồn thức ăn của rắn. - Việc để phát hiện rắn hay các loài bò sát chui vào trong điều hòa không có biện pháp gì hơn là kiểm tra thường xuyên. Nhiều gia đình dùng điều hòa suốt thời gian dài nhưng không chịu vệ sinh và kiểm tra hằng năm.
eamgroup
GIẢI PHÁP XỬ LÝ
- Lưu ý không dùng tay không bắt rắn khi phát hiện rắn vì rất nguy hiểm, có thể bị rắn cắn và giật điện. - Khi có tiếng động lạ trong điều hòa, đừng nên tự động mở ra có thể tiềm ẩn nguy cơ nguy hiểm mà nên báo cho kỹ thuật viên chuyên nghiệp. Họ sẽ có cách để mở và sửa chữa bằng các dụng cụ an toàn.
Trên đây là những chia sẻ về rủi ro khi gặp phải trường hợp động vật chui vào điều hòa. Nếu bạn gặp những vấn đề khó khăn về trường hợp tương tự, chúng tôi, EAMGROUP luôn sẵn sàng có mặt để giúp đỡ bạn với đội ngũ kỹ thuật năng động, giàu kinh nghiệm sẽ không làm bạn thất vọng. Hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline: (028) 6650 3348
EAMGROUP SOLUTIONS DEVELOPMENT COMPANY Solution For Automatic and Green System Phone: (028) 6650 3348 Hotline: 0978 731 554 Email: Hotro@eamgroup.vn MST: 0315018593 Website: dandung.eamgroup.vn Office: 562B Bui Dinh Tuy, W.12, Binh Thanh District, HCMC
EamGroup KHÁCH HÀNG LÀ TƯƠNG LAI CỦA CHÚNG TÔI EMAIL nhận thông tin ưu đãi về dịch vụ kỹ thuật TS
OK